QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON LÀ GÌ? HỆ THỐNG QUẢN LÝ MẦM NON

Mầm non là trường học đầu đời của các em. Quý phụ huynh sẽ rất chú trọng và quan tâm tìm kiếm một môi trường tốt để gửi gắm con mình. Hiện nay, có rất nhiều hệ thống quản lý giáo dục mầm non khác nhau ở mỗi trường. Nhiều phụ huynh còn đang phân vân chọn trường tư thục hay trường công là tốt nhất? Để tìm hiểu và tìm kiếm được môi trường hiện đại, đạt tiêu chuẩn của trường mầm non, cùng TVM tham khảo bài viết này nhé!

quản lý trường mầm non

Quản lý giáo dục mầm non là gì?

Trước hết, chúng ta cần biết ý nghĩa của việc quản lí giáo dục mầm non là gì? Theo khái niệm tổng quát thì đây là công việc của hiệu trưởng trường mầm non đưa ra để điều chỉnh, hệ thống lại toàn bộ nhân lực của nhà trường. Từ đó, đưa trường học nâng tầm với đơn vị trường chuẩn quốc gia.

Một nhà quản lý cần có những kỹ năng đối phó với mọi tình huống của trẻ, nhà trường. Trên cơ sở đáp ứng hai mục tiêu công tác là quản lí giáo dục mầm non và quản lý trường mầm non. Để hoàn thiện ngôi trường, đạt được sự tin yêu của tất cả học sinh và phụ huynh. Yếu tố chất lượng giáo dục và chất lượng nhà trường phải xác định rõ.

hệ thống quản lý giáo dục mầm non

Tuy nhiên, chủ chốt vẫn là nâng cao việc quản lý giáo dục mầm non. Vì trẻ em là tương lai của đất nước. Bồi dưỡng trẻ em là bồi dưỡng cho thế hệ nhân trí đất nước. Các công việc của quản lí giáo dục chính là cải thiện, nâng cao, bảo vệ phát triển những điều tốt đẹp.

>>> Xem thêm 10+ MẪU CẦU TRƯỢT ĐƠN CAO CẤP CHO TRẺ MẦM NON

 Các công việc khi quản lí giáo dục mầm non

Cùng tìm hiều những công việc trong công tác quản lí giáo dục dưới đây. Các hoạt động này cần đảm bảo nguyên tắc, hợp lí, khoa học, có điều kiện tốt về vật chất và tinh thần của những người liên quan.

  • Quản lý các hoạt động tại trường: hoạt động văn nghệ, chương trình giáo dục, hoạt động năng khiếu.
  • Quản lý và điều phối các hoạt động của giáo viên mỗi ngày: đón trẻ, dạy trẻ, cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi đúng cách.
  • Phối hợp với quý phụ huynh về tình trạng học tập, tính cách của từng bé. Định hướng môi trường chăm sóc, giáo dục tốt nhất.
  • Lên kế hoạch báo cáo kết quả, định hướng cho ban quản lý, lãnh đạo.
  • Lên phương pháp phát huy giáo án tốt, cải thiện giáo án cũ cùng thầy cô.
  • Đề ra các hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa để nâng cao khả năng tiếp thu thực tiễn cho học sinh.
  • Đề ra phương án marketing, quảng cáo những mặt tốt của nhà trường. Từ đó có hướng phát triển lâu dài.
  • phần mềm quản lý giáo dục

Các công việc khác như:

  • Đưa ra quản lý nội dung giáo dục, chăm sóc, nâng cao kiến thức, nhận biết cho học sinh.
  • Đưa ra các chính sách về thi đua, khen thưởng cho thầy cô, học sinh khi đạt thành tích tốt.
  • Quản lý tài chính, vật chất của nhà trường đúng cách. Tránh để xảy ra tình trạng thiệt hại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trường.
  • Có những chương trình khuyến khích thực hiện vào những dịp lễ, tết, hội. Như 2/9, 30/4-1/5 hay Tết Dương lịch…
  • Thường xuyên kiểm định chất lượng giáo viên, học sinh. Từ đó, có những phương pháp hỗ trợ, cải thiện. Và đưa ra quy chế hoạt động nội bộ cho các cán bộ nhà trường.

 Kinh nghiệm quản lý giáo dục mầm non cho hiệu trưởng

Ngày nay, theo xu hướng xã hội trường mầm non được phân thành nhiều loại hình. Nhưng dù ở hình thức nào cũng cần có sự quản lý của hệ thống nhà nước. Và ở cấp trường, hiệu trưởng có nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lí. Sáu điểm dưới đây được tổng hợp lại kinh nghiệm trong ngành quản lí giáo dục:

Thứ nhất,

Hiệu trưởng lên kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phù hợp, đúng chuẩn theo điều khoản chương trình giáo dục hiện có. Các đơn vị mầm non sẽ có các phương pháp giảng dạy khác biệt, phù hợp với từng mục tiêu, định hướng từng thời điểm. Từ đó, không ngừng đổi mới, sáng tạo cách dạy cách học cho các em.

Thứ hai,

Điều chỉnh, sắp xếp hệ thống giáo viên, cán bộ trong nhà trường phù hợp. Cho thầy co có những phương pháp đổi mới phù hợp. Luôn có những buổi học hấp dẫn, thu hút, thúc đẩy việc học và nhận biết của sinh viên.

mầm non cho trẻ

Thứ ba,

Có quy luật đưa ra để bảo vệ sử dụng đất đai, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nhà trường.  Theo quy định pháp luật về sử dụng trang thiết bị và tài chính trường học.

Thứ tư,

Xây dựng tốt các mối quan hệ trong và ngoài trường. Phối hợp với quý phụ huynh để định hướng tốt nhất sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cả ở nhà và trên trường đều được chăm sóc giáo dục tốt.

Thứ năm,

Cung cấp thêm thông tin, định hướng cho phụ huynh thêm kiến thức nuôi dạy con em ở nhà và ở trường và trong cộng đồng. Đa dạng hóa các nguồn kiến thức, hình thức học tập. Củng cố không ngừng nguồn cán bộ cho trường.

Cuối cùng,

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho hệ thống giáo viên và cán bộ nhà trường. Có những đánh giá kiểm tra chất lượng dạy và học của gió viên và học sinh. Khắc phục thiếu xót, cải tiến tốt hơn. Có những chính sách ủng hộ, khích lệ sự tiến bộ, thi đua trong trường.

>>> Xem thêm NHÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO TRẺ EM MANG TÍNH VUI CHƠI GIÁO DỤC CAO

 Hệ thống bộ máy quản lí giáo dục mầm non bao gồm những gì?

Một hệ thống trường mầm non hoàn chỉnh cần có các bộ phận sau:

  • Hệ thống cấp lãnh đạo, cấp quản lý

Trong bộ máy lãnh đạo mầm non bao gồm hai cấp bậc là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Trong đó, hiệu trưởng sẽ nắm tất cả các hoạt động công việc quản lý trường mầm non. Và điều này được cơ quan có thẩm quyền nhà nước công nhận. Thông thường, hiệu trưởng có nghiệp vụ công việc rất cao nên đòi hỏi phải được đào tạo, phát triển nghiệp vụ quản lý tốt. Phó hiệu trưởng là người thực hiện những điều phối công viên từ ban hiệu trưởng. Hai cấp lãnh đạo này đều đã được bầu cử, tín nhiệm từ hệ thống giáo viên cốt lõi của nhà trường.

  • Hệ thống các cán bộ giáo viên chuyên môn

Trong một tổ chức trường mầm non có rất nhiều cán bộ chức vụ chuyên môn chuyên biệt. Hầu hết là có các bộ phận sau: Giáo viên lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, giáo viên mẫu giáo 4-5 tuổi, giáo viên lớp 5-6 tuổi, bộ phận nuôi dưỡng, giáo viên nhà trẻ, bộ phận hành chính nhân sự. Mỗi tổ chuyên môn thường sẽ được chia 3 người trở lên bao gồm cả tổ trưởng được cấp quản lý chỉ định. Nhiệm vụ của tổ trưởng là điều phối hài hòa các hoạt động, nhiệm vụ của từng người trong ban chuyên môn của họ. Đồng thời, thi đua với các tổ chuyên môn khác, phối hợp với hiệu trưởng để hình thành môi trường nuôi dưỡng, giáo dục tốt.

quản lý giáo dục trường mầm non

  • Tổ chức hội đồng tư vấn khen thưởng

Ba hội đồng chủ chốt của hiệu trưởng là hội đồng sư phạm, hộhttp://tvmplayground.com/quan-ly-giao-duc-mam-non-la-gi-he-thong-quan-ly-mam-non/i đồng tư vấn khen thưởng, thi đua và hội đồng kỷ luật.

Hội đồng sư phạm giữ nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc nhận định, tìm kiếm hướng giáo dục phù hợp với thời đại. Giúp đa dạng các chương trình dạy học, thực hiện các hoạt động giáo dục hiệu quả.

Sẽ có các phòng ban cán bộ học sinh tốt, xuất sắc đạt được khen thưởng. Các chương trình cổ vũ, khuyến khích đoàn viên, chi hội phụ nữ, các tổ trưởng các ban trpng các ngày đặc biệt của năm. Công việc của hội đồng là tổng hợp và đề xuất với hiệu trưởng khen thưởng những cá nhân, tập thể này.

  • Các tổ chức kỷ luật

Bên cạnh khen thưởng, cũng sẽ có những sai phạm cần được xử lý ngay. Hội đồng này sẽ dựa vào những quy định, quy chế ban hành của hiệu trưởng mà đưa ra những cuộc họp theo kỳ, quý. Tất cả những thành viên trong mỗi tổ chức đều được dựa vào năng lực, trách nhiệm phù hợp. Và được hiệu trưởng cân nhắc phân cấp.

 Nguyên tắc quản lí giáo dục trường mầm non

Ba nguyên tắc quản lý đầu tiên là:

  • Nguyên tắc đảm bảo mục tích: mọi trường mầm non đều đưa ra những phương pháp đào tạo và dạy học theo hướng bộ GD&ĐT. Và hướng đến mục tiêu đó sao cho hiệu quả và có ích.
  • Nguyên tắc toàn diện: việc đầu tư và phát triển cho trẻ em đòi hỏi phải toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Từ hệ thống trò chơi, dạy học, cách ứng xử cũng cần được chăm sóc và giáo dục.
  • Nguyên tắc phối hợp giữa chăm sóc và giáo dục: trong quá trình dạy học, vui chơi cần phối hợp dạy trẻ cách tự học, tự ăn, tự chơi…Cách độc lập, tự chủ ngay từ nhỏ để cải thiện kỹ năng cho tương lai sau này.
  • giáo dục mầm non

Các nguyên tắc còn lại là:

  • Nguyên tắc kết hợp giữa nhà trường và gia đình: bên cạnh việc giáo dục trên lớp, nhà trường cần phối hợp với phụ huynh về cách giáo dục con cái sao cho hoàn thiện, tốt nhất. Khi nhà trường, gia đình đều bảo vệ, củng cố cho bé thì trách nhiệm của hai bên sẽ là như nhau.
  • Nguyên tắc hài hòa trong dạy và chơi: hầu hết các trẻ mầm non thời gian trên trường sẽ dành để vui chơi, giải trí. Vì vậy, hệ thống trò chơi, ứng dụng của lớp học cần mang tính giáo dục, trí tuệ. Để bé vừa học vừa chơi, thoải mái, có động lực đến trường mỗi ngày.
  • Nguyên tắc giáo viên hỗ trợ-học sinh chủ động: hoạt động này sẽ giúp học sinh tự tìm hiểu các vấn đề xung quanh. Kích thích tò mò, tìm hiểu, sáng tạo, tư duy mà giáo viên chỉ là người hỗ trợ, kích thích trẻ tham gia. Đồng thời, tạo được sự gắn bó, gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
  • Nguyên tắc khơi dậy đam mê: điều này đòi hỏi quá trình quan sát, chú tâm đến tính cách của từng bé. Khơi dậy niềm đam mê đó của bé để bé tích cực hơn trong học tập và vui chơi.

trường mầm non chất lượng cao

TVM- Đơn vị đồng hành cùng tiếng cười trẻ thơ

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, phương hướng giáo dục và quản lý giáo dục mầm non cũng cần có sự chủ động trong từng thời kỳ. Ban quản lý nhà trường nói riêng và cán bộ nhân viên trong trường nói chung cần phối hợp tích cực để đáp ứng nhu cầu của quý phụ huynh và con em.

TVM luôn tự hào đơn vị uy tín trong lĩnh vực sân chơi trẻ em tại Việt Nam  . Với sự tin tưởng của Quý Khách Hàng , chúng ta đã có cơ hội hợp tác  với các đơn vị chủ đầu tư lớn : Tập đoàn Novaland , Tập đoàn Vingroup , Tập đoàn Hưng Thịnh Corp , …..

Liên hệ chúng tôi qua HOTLINE : 0941.780.880 để được tư  vấn và hỗ trợ báo giá

——————————————
CÔNG TY TNHH TVM.
Chuyên cung cấp thi công thiết bị vui chơi trẻ em, sân chơi trẻ em ngoài trời, sàn cao su EPDM cao cấp, thi công sân chơi nước ngoài trời, sân thể thao, sân tập gym,…
website:
https://tvmplay.vn/
http://sanchoituonglai.com/
Hotline 24/7: 0835.844.844 – 0941.780.880
Gmail: tvmplayground@gmail.com